Lời nói đầu: bài này nằm trong loạt bài gồm 5 bài, thảo luận các vấn đề khác nhau trong việc xây dựng ứng dụng quản lý trong Java.
- Cốt lõi Java trong phần mềm quản lý J2EE
- Kết nối thế giới hướng đối tượng và quan hệ
- Giao diện người - máy thế hệ mới
- Máy ảo javascript với jquery
- MVC framework nào, đó là câu hỏi cần trả lời
Các bài viết này nhằm mục đích hệ thống hóa lại những nhận xét cũng như kinh nghiệm thực tế của tác giả sau một thời gian làm việc với J2EE với mong muốn góp chút sức mọn đào tạo nên những lập trình viên Java có trình độ làm chủ được công nghệ và giải quyết được những bài toán mà thực tiễn phát triển của đất nước đang đặt ra như: chính phủ địên tử, y tế điện tử, giáo dục... Các bài viết này được viết với phương châm ngắn gọn, thực tế, và thực hành. Một số lượng các đồ án được đặt ra sau mỗi bài viết sẽ giúp học viên thực sự hiểu được "what is going on here?".
Là người theo chủ nghĩa thực dụng, tôi có một nhận xét rất tiêu cực rằng, những bài giảngvề lập trình dù được dạy trực tiếp bởi Bill Gates hay Rod Johnson cũng vô nghĩa nếu học viên không trực tiếp "trải nghiệm" bằng những ví dụ và bài toán cụ thể. Cách đây khoảng 5 năm, tôi có viết vài bài trên Javavietnam.org trong đó có một câu đại ý "tất cả những lý thuyết đại ngôn sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không tự mình làm thử qua một ví dụ". Áp dụng tinh thần đó, loạt bài này sẽ theo công thức 4+1 nghĩa là 4h làm thực tế và 1h thảo luận. Như vậy có thể thấy, loạt bài này không dành cho những người tự học. "Sorry for that", người Anh thường dùng câu này khi phải nói ra sự thật mà không đúng với mong đợi của người được nghe. Chúng ta ai cũng có khuynh hướng tự học nhưng "it doesn't work", ít nhất là trong khuân khổ giáo trình này.
What is beyond the scene? Ý nghĩa của những việc này là gì?
Tôi tin tưởng vào triết lý "empowering people" - con người đều có những khả năng tiềm ẩn để làm những việc lớn hơn những cái họ đang làm. Để làm được vậy, họ cần phải được đào tạo để khai phá những tiềm năng đó. Những người bán vé số, những người nhặt rác, họ không hề vô dụng, họ có tiềm năng lớn. Họ có thể được đào tạo để làm những công việc có giá trị gia tăng cao hơn, và mưu cầu một cuộc sống tốt hơn. Nếu tất cả những người có hoàn cảnh khó khăn đều được "powered", chắc chắn lúc đó đất nước sẽ giàu mạnh lên và người Việt Nam khi cầm hộ chiếu ra nước ngoài sẽ không còn mặc cảm.
Giáo trình này làm một phần trong kế họach lớn hơn: viết lại sách giáo khoa và thông qua đó cải tổ giáo dục sâu rộng. Chưa ai làm được việc này, và sẽ không ai làm được việc này bởi lẽ đơn giản: nó đòi nỗ lực của một đội ngũ, của một mạng lưới. Bản thân từ đội ngũ đã mang ý nghĩa trừu tượng, đội ngũ là 2 người hay 2000 người. Như vậy, đội ngũ phải được bắt đầu từ người thứ 1và thứ 2, người thứ 10, người thứ 100.... Như vậy bạn có muốn là người thứ 100?
Saturday, June 5, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
good
ReplyDelete